MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, của Thành phố Hà Nội và của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, các địa bàn, khu vực kinh tế khác trên phạm vi toàn quốc. Nhằm mục tiêu góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề có vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục dạy nghề Việt Nam, trong đó các nghề được đánh giá thuộc các lĩnh vực về điện. Xây dựng và phát triển đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao từng bước tiếp cận, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực phát triển kỹ năng nghề.
Tổ chức bồi huấn nâng bậc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật theo nhu cầu của EVN và xã hội.
Thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về quy mô đào tạo
Giai đoạn 2010 – 2015 quy mô đào tạo của nhà trường sẽ từ 1000 đến 1200 sinh viên cao đẳng nghề, 800 trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Đào tạo, bồi huấn nâng bậc cho 500 công nhân của các Công ty Điện lực.
Định hướng đến năm 2020 quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 1.500 sinh viên cao đẳng nghề; 1.200 học sinh trung cấp nghề và sơ cấp nghề.
2.2 Về số lượng ngành đào tạo:
Giai đoạn 2012 – 2015 nhà trường sẽ đào tạo 9 nghề trình độ cao đẳng và 9 nghề trung cấp và sơ cấp, trong đó: 03 nghề cấp quốc gia. Liên kết với các trường đại học đào tạo đại học liên thông
Đến năm 2020 nhà trường sẽ đào tạo 12 nghề trình độ cao đẳng nghề
2.3. Về phát triển đội ngũ: .
Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giảng viên này phải đạt chuẩn vào năm 2015;
Phấn đấu năm 2015 tổng số cán bộ công nhân viên giáo viên là: 200 người
Trong đó:
+ Giảng viên, giáo viên: 148 người
+ Công nhân viên: 52 người
Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên: 01 Tiến sỹ; 60 Thạc sỹ, 87 Đại học;
Đảm bảo tỉ lệ giáo viên/học sinh, sinh viên đạt khoảng 1/18, 100% giảng viên, giáo viên đạt chuẩn dạy nghề theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/5/2010.
Về tin học: 100% giảng viên, giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ giảng dạy.
Về ngoại ngữ: 50% giáo viên có trình độ ngoại ngữ từ 550 điểm TOIEC (hoặc tương đương) trở lên.
Giảng viên, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trên 50% số giờ dạy.
Mỗi phòng, khoa, xưởng thực hành chuyên môn có ít nhất có 30% thạc sĩ, trong đó Trưởng khoa có trình độ thạc sĩ trở lên (kể cả đang theo học)
Về đào tạo, nghiên cứu khoa học và mô hình tự làm: Mỗi phòng, khoa phải có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở lên, 02 đề tài cấp trường và 03 mô hình tự làm trở lên đến năm 2015. Sau năm 2015 để đảm bảo chất lượng đội ngũ, mỗi giảng viên cần có ít nhất 1 công trình NCKH/2 năm. Đảm bảo đến năm 2020; 100% giảng viên có ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học.
2.4. Định hướng đến năm 2020
Nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.
II. NHIỆM VỤ
Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề các nghề được phép đào tạo, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tổ chức bồi huấn nâng bậc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật theo nhu cầu của EVN và xã hội.
Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.
Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài EVN.
Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.
Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.
Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của nhà trường theo quy định của EVN và nhà nước.
Thực chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của EVN và nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vui lòng đăng nhập để đánh giá!