Trong quá trình sử dụng hệ thống điện mặt trời, hiện tượng lỗi quá áp có thể thường xuyên xảy ra, nhất là tại những nơi công suất lưới điện lớn hoặc lưới điện yếu. Hiện tượng này khá phổ biến, hãy cùng Việt Nam Solar tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý lỗi này nhé.
Cách xử lý lỗi inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp là gì
Inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp là gì
Inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp là tình huống inverter báo lỗi “Overvoltage”. Lúc này điện áp của lưới đã nằm ngoài dải điện áp cho phép inverter hoạt động.
Cách xử lý lỗi inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp là gì
Cách xử lý lỗi inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp là hướng dẫn các giải pháp xử lý, sửa chữa inverter khi điện áp vượt ngưỡng hoặc thấp hơn điện áp cho phép của inverter. Nhờ đó khiến cho hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động bình thường trở lại, tránh hư hao inverter, tải tiêu thụ điện.
Khi nào inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp
Inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp khi:
- Khi điện áp vượt ngưỡng điện áp cho phép inverter hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khi điện áp thấp hơn ngưỡng điện áp cho phép của inverter quy định trong một khoảng thời gian nhất định.
Chú ý: Thông thường lưới điện sẽ có điện áp dao động trong khoảng 207V đến 241.5V. Theo tiêu chuẩn về inverter, các nhà chế tạo sẽ sản xuất biến tần có quy định ngưỡng điện áp dòng điện xoay chiều. Nếu vượt quá hoặc thấp hơn điện áp quy định, inverter sẽ báo lỗi quá áp.
Vì sao inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp
Như chúng ta đã biết đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, lượng điện sản xuất từ hệ thống điện mặt trời sẽ cung cấp cho tải tiêu thụ điện sử dụng, lượng điện dư thừa sẽ được đẩy ra lưới điện.
Điều kiện để đẩy được điện dư thừa ra lưới điện là điện áp của inverter phải cao hơn vài vôn so với điện áp của lưới điện. Ví dụ nếu điện áp lưới điện là 220V thì điện áp inverter có thể tăng lên 222V. Đồng thời điện trở của dây dẫn càng lớn thì phải tăng thêm điện áp của dòng điện để đẩy được điện dư thừa vào lưới. Cho nên ngoài yếu tố từ bản thân inverter, ta cần quan tâm đến dây dẫn.
Ta thường gặp tình trạng inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp vào buổi trưa. Nguyên nhân chủ yếu có thể do thời điểm này có nhiều hệ thống điện mặt trời lân cận cùng đẩy điện năng dư thừa lên lưới điện. Tất cả các hệ thống gần xa đều nâng điện áp lưới điện lên cùng lúc. Điều này dẫn đến inverter càng phải đưa điện áp lên cao nữa…cho đến khi nó ngừng hoạt động.
Cách xử lý lỗi inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp như thế nào
Để xử lý lỗi inverter hòa lưới điện mặt trời bị lỗi quá áp, ta cần thực hiện hai thao tác là kiểm tra điện áp của lưới điện, kiểm tra lắp đặt của hệ thống điện mặt trời và kiểm tra sụt áp trong hệ thống điện mặt trời.
Thao tác kiểm tra điện áp của lưới điện
Chuẩn bị:
- Tắt toàn bộ hệ thống điện mặt trời trước khi bắt tay kiểm tra điện áp của lưới điện.
- Tắt toàn bộ phụ tải có công suất lớn sử dụng điện.
- Thực hiện kiểm tra và đo đạc vào buổi trưa – thời điểm chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Thực hiện:
- Ghi lại giá trị điện áp trên đồng hồ, theo dõi ghi lại trong vòng 10 phút. Nếu điện áp quá ngưỡng quy định ta cần lưu lại ảnh và thông tin rồi gửi cho bên công ty điện lực giải quyết.
Thao tác kiểm tra lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Thực hiện:
- Kiểm tra biến tần có lắp quá xa điểm nối lưới điện hay không? Khoảng cách càng xa thì chênh lệch điện áp của biến tần sẽ tăng lên. Do đó gây quá dải điện áp tiêu chuẩn của inverter.
- Kiểm tra số lượng bộ inverter được lắp đặt ở một điểm nối lưới điện. Nếu có quá nhiều biến tần được kết nối cùng lưới điện sẽ gây tăng điện áp của pha này.
- Kiểm tra xem có nhiều hệ thống điện mặt trời trong khu vực cấp điện của máy biến áp không. Nếu tải ít tiêu thụ điện thì lượng điện dư thừa sẽ nhiều hoặc vào giờ cao điểm sản xuất điện mặt trời dư thừa nhiều. Cùng đẩy lên lưới điện dẫn đến tăng điện áp lưới.
- Kiểm tra bộ ngắt AC có bị lỏng hay không.
- Kiểm tra các mối nối. Nếu mối nối chỉ được quấn sơ sài, dẫn đến tiếp xúc điện kém, khiến điện trở mối nối tăng cao và gây sụt áp lớn tại vị trí đó.
- Kiểm tra hoạt động của ổn áp. Hoặc ta nên tận dụng lượng điện dư thừa sạc đầy acquy hay các thiết bị trữ điện để giảm lượng điện đẩy ra lưới.
Thao tác kiểm tra sụt áp của hệ thống điện mặt trời
Chuẩn bị:
- Yêu cầu công ty tư vấn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời kiểm tra độ sụt áp trên đường dây AC.
- Nâng cấp đường dây hòa lưới nếu tổng điện áp vượt ngưỡng hoạt động của inverter.
- Thực hiện khi hệ thống điện mặt trời chưa hoạt động.
- Tắt toàn bộ tải điện
Thực hiện:
- Đo điện áp không tại ở tủ cấp điện chính.
- Cấp điện cho một tải điện tiêu biểu và đo cường độ dòng điện ở dây mát, dây nóng và đo điện áp ở tủ cấp điện chính.
- Tính lượng tăng áp khi cấp điện cho tải tiêu thụ điện.
- Tính điện trở của dây dẫn và điện trở tại các điểm đấu nối.
- Nếu so sánh thấy điện áp lưới quá cao so với điện áp tủ cấp điện, ta cần sự can thiệp của bên điện lực.
- Nếu điện áp lưới ổn định, mà độ sụt áp lưới <4%. Ta cần nâng giá trị quá áp. Hoặc cũng có thể nâng cấp dẫn hay giới hạn công suất phát điện mặt trời ra lưới.
- Nếu sụt áp vượt quá 4%, ta cần thay thế dây dẫn dòng điện xoay chiều.
Giấy Chứng Nhận ISO 9001:2015 Công Ty TNHH Việt Nam Solar
Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Điện Năng Lượng Mặt TrờiVui lòng đăng nhập để đánh giá!