Hướng dẫn tính Diện tích lắp đặt điện mặt trời cần biết

Giám Đốc Dự Án: 0981.982.979

Diện tích lắp đặt điện mặt trời là gì

Diện tích lắp điện mặt trời mái nhà là khoảng mặt phẳng có thể đón ánh sáng mặt trời trực tiếp và thuận lợi cho việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Diện tích lắp đặt điện mặt trời thường là phần diện tích mái nhà không bị che bóng, khoảng sân sẵn có và chưa sử dụng làm gì. Đây có thể là mái của các ngôi nhà, mái của xưởng sản xuất, mái của công trình kiến trúc bất kỳ phù hợp hoặc sân thượng, khu đất cao không bị che bóng. Như vậy ta có thể tận dụng các khoảng không của sân thượng, mái nhà và các khu đất cao để sinh ra lợi nhuận cho ta.

Diện tích lắp đặt điện mặt trời là gì
Diện tích lắp đặt điện mặt trời cần thiết

Loại diện tích nào có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Dưới đây là các loại mặt bằng có thể sử dụng diện tích lắp đặt điện mặt trời:

1. Mái nhà

Diện tích lắp đặt điện mặt trời áp mái cho từng loại mái như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 3 loại mái nhà phổ biến nhất gồm:

Hồ Sơ Năng Lực Thi Công

Lắp điện mặt trời trên Mái ngói

Thi công lắp đặt pin mặt trời trên mái ngói là quá trình lắp đặt hệ khung, đường ray trực tiếp lên xà gồ của mái ngói, mục đích cuối cùng là lắp các tấm pin mặt trời lên trên hệ thống khung và giữ được chúng chắc chắn dù trong điều kiện thời tiết mưa gió. Hình thức lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái ngói này hoàn toàn phù hợp và rất phổ biến cho lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình

Chú ý: Cần gỡ ngói ra để cố định thanh ray trực tiếp lên xà gồ, sau đó mới lợp lại ngói.

Chúng ta hoàn toàn có thể lắp đặt điện mặt trời trên mái ngói. Tuy nhiên khi và chỉ khi kết cấu của mái ngói còn tốt, không bị mục, vỡ, rạn nứt,…

Loại diện tích nào có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời trên mái ngói

Lắp điện mặt trời trên Mái tôn

Lắp đặt pin mặt trời trên mái tôn hay còn gọi là lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời áp mái tôn là quá trình thi công lắp ghép các tấm pin mặt trời đặt song song với chiều mái tôn, chính giữa mái nhà, đón nắng và tránh bị che khuất. Hệ thống các tấm pin mặt trời này sẽ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Dòng điện mặt trời qua biến tần inverter sẽ được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều điện áp cao tương thích với tải tiêu thụ điện và hòa được lưới điện.

Chú ý: Lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời trên mái tôn dễ dàng nhất và ít tốn kém nhất, sau đó đến mái bằng và mái ngói.

Loại diện tích nào có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái tôn

Lắp điện mặt trời trên Mái bằng

Lắp đặt pin mặt trời trên mái bằng là quá trình thi công lắp đặt khung giàn và hệ thống pin trên mái bằng. Đối với một công trình kiến trúc, mái bằng có thể là trần bê tông hoặc được làm bằng vật liệu đặc biệt nào đó và ở dạng bằng phẳng. Với mỗi loại trên ta sẽ có phương pháp làm khung và lắp pin khác nhau. Tuy nhiên đều hướng tới mục đích chung là cố định chắc chắn khung giàn và pin đúng hướng, đúng độ nghiêng cần thiết.

Với các hình thức lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời cho mái tôn và mái bằng rất phù hợp cho lắp đặt điện mặt trời gia đình, lắp đặt điện mặt trời cho xưởng sản xuất, lắp điện năng lượng mặt trời cho tòa nhà,…

2. Sân thượng

lắp đặt pin mặt trời trên sân thượng là quá trình thi công lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời trên phần mở rộng ra ngoài trời trên nóc nhà hoặc tầng thượng của một tòa nhà trên mặt đất. Sân thượng có khoảng không gian thông thoáng, trực tiếp tiếp xúc với bầu trời và thường xuyên đón gió, đón ánh sáng mặt trời.

Để thi công cần chế tạo hệ thống khung và giàn đỡ chắc chắn rồi cố định cẩn thận vào bề mặt sân thượng. Càng trên tầng cao thì gió càng mạnh cũng như dễ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thời tiết bên ngoài nên cần chú ý lắp đặt chắc chắn nhất có thể để tránh xảy ra tai nạn, sự cố sau này.

Loại diện tích nào có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Lắp điện mặt trời trên sân thượng

3. Khu đất cao

Khu đất cao cũng có thể xây lắp hệ thống điện mặt trời. Mô hình này đặc biệt thường thấy trong các khu trang trại trồng trọt và chăn nuôi, thường có diện tích rộng và còn trống nhiều đất. Do đó ta có thể chọn khu vực đất cao, thoáng mát để lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ điện cho sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất, chăn nuôi,…

Vì sao nên sử dụng phần dư thừa làm diện tích lắp đặt điện mặt trời

  • Với các công trình nhỏ như ngôi nhà, biệt thự của hộ gia đình, việc tận dụng không gian mái, sân thượng còn trống để lắp đặt điện mặt trời sẽ mang lại cho ta nguồn cấp điện miễn phí hàng ngày phục vụ sinh hoạt.
  • Với những công trình có diện tích hàng ngàn mét vuông thì phần mái nhà trở thành không gian để trống rộng lớn. Thay vì để nhàn rỗi thì chủ doanh nghiệp sở hữu công trình có thể cho thuê phần không gian này và thu lại lợi nhuận đều đặn. Hoặc trực tiếp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời để thu được dòng điện miễn phí hàng tháng phục vụ kinh doanh sản xuất. Hoặc đầu tư bán điện cho EVN thu lại lợi nhuận.
  • Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của xí nghiệp, doanh nghiệp. Đây là điều chắc chắn bởi vì phần áp mái của công trình là phần mái tôn hay bằng để trống và không thuộc phạm vi sản xuất của doanh nghiệp. Do đó thay vì để không thì ta có thể tận dụng nó tạo ra nguồn tiền hàng tháng. Hệ thống tấm pin mặt trời áp mái hoạt động không gây tiếng ồn, không gây phát thải và cũng không ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động sản xuất nào bên dưới khu nhà xưởng. Thậm chí hệ thống tấm pin mặt trời còn có vai trò làm mát khu vực bên dưới và tăng tính thẩm mỹ của công trình.
Vì sao nên sử dụng phần dư thừa làm diện tích lắp đặt điện mặt trời
Lắp điện mặt trời đơn giản và dễ dàng

Để xây dựng hệ thống điện mặt trời cần nhiều diện tích lắp đặt không

Ví dụ như với các gia đình có hóa đơn tiền điện 1 tháng khoảng 2 triệu, ta có thể lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới áp mái 3KW, diện tích cần để lắp đặt là 15 mét vuông. Tương đương với 6 tấm pin năng lượng mặt trời 535W. Hoặc với tấm pin công suất 445W thì cần 20 – 25 mét vuông.

Ví dụ như một xưởng sản xuất có diện tích mái xưởng rất rộng có thể lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới sản xuất ra 12 nghìn – 15 nghìn số điện mỗi tháng. Trong khi đó chỉ cần 482 mét vuông làm diện tích lắp đặt. Tương đương 187 tấm pin 535W.

Do đó nếu tấm pin có công suất nhỏ thì diện tích lắp đặt sẽ lớn. Ngược lại tấm pin có công suất lớn thì diện tích lắp đặt cần thiết sẽ thu hẹp lại.

Chú ý: Tuy nhiên còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mây mù che phủ cũng nhưng các tác nhân khác có thể gây giảm sản lượng điện hàng ngày. Do đó số liệu thực tế và thông số kỹ thuật sẽ có những chênh lệch nhất định.

Chú ý 2: Ta nên để dư ra một khoảng diện tích rộng để có thể nâng cấp, mở rộng hệ thống điện mặt trời nếu muốn.

Hướng dẫn tính công suất lắp đặt điện mặt trời phù hợp diện tích mái gia đình

1. Kích thước tấm pin

Tấm pin năng lượng mặt trời có diện tích:

  • Dài: 2 mét
  • Rộng: 1 mét.

2. Khối lượng tấm pin

Thông thường khối lượng mỗi tấm pin sẽ rơi vào khoảng 20 – 24kg tùy theo nhà sản xuất và loại tấm pin năng lượng mặt trời. Khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời thì các tấm pin sẽ được gắn thành tấm rộng lớn trải đều trên mặt phẳng mái. Do đó trọng lượng sẽ được chia đều và không gây áp lực lên mái nhà.

3. Diện tích tấm pin

Do đó mỗi tấm pin sẽ chiếm khoảng 2 mét diện tích lắp đặt. Cho nên ta chỉ cần tính sản lượng điện mong muốn thu được từ hệ thống, chia cho công suất mỗi tấm pin ra được số tấm pin. Lấy số tấm pin nhân với diện tích mỗi tấm và để dư ra thêm diện tích khoảng cách giữa các tấm. Như vậy ta đã tính được diện tích cần thiết để lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời cần thiết.

4. Tính công suất lắp đặt điện mặt trời

  • Bước 1. Xác định số điện tiêu thụ của gia đình hoặc chủ đầu tư xác định số lợi nhuận muốn thu được.

Ta có công thức = số điện tiêu thụ = số tiền điện hàng tháng (chia) giá tiền mỗi số điện.

Ví dụ ta có hóa đơn tiền điện hàng tháng là 3 triệu đồng và đơn giá mỗi số là 3.000đ/số. Thì công suất điện tiêu thụ hàng tháng là 3.000.000/3.000=1.000 số điện = 1000kWp.

  • Bước 2. Tính tổng số tấm pin và diện tích có thể lắp đặt.

Như ta đã biết khi tấm pin có công suất càng lớn thì số tấm cần lắp càng nhỏ và diện tích cần thiết càng bé. Và ngược lại khi tấm pin có công suất càng nhỏ thì cần gia tăng số tấm pin cũng như diện tích cần thiết cũng tăng theo. 

Ta có công thức: Tổng số tấm pin = Diện tích mái nhà (chia) diện tích tấm pin.

Ví dụ diện tích mái nhà còn trống là 100 mét vuông và mỗi tấm pin có diện tích 2 mét. Thì ta cần khoảng 50 tấm pin. 

  • Bước 3. Tìm công suất lắp đặt của hệ thống tối đa ta có thể lắp trên mái nhà.

Ta có công thức: Tổng công suất lắp đặt = Tổng số tấm pin cần (nhân) 0,41 (công suất của một tấm pin).

Tổng công suất ta có thể lắp tối đa là 20.5 kWp.

  • Bước 4. Tính số điện sản xuất được mỗi ngày

Ta có công thức: Số điện mỗi ngày sản xuất được = Tổng công suất (nhân) số giờ nắng.

Ví dụ một ngày có 5 giờ nắng thì số điện mỗi ngày thu được là 102.5 số điện.

  • Bước 5. Tính số điện sản xuất được trong 1 tháng.

Ta có công thức: Số điện sản xuất trong 1 tháng = số điện sản xuất 1 ngày (nhân) số ngày trong tháng.

Như ví dụ này ta sẽ có 102.5 x 30 = 3.075 số điện một tháng.

Chú ý: ta có thể lựa chọn loại pin có công suất lớn để giảm diện tích lắp đặt. Và cần để dư thêm diện tích khoảng cách giữa mỗi tấm pin lẫn các thiết bị khác trong hệ thống cần đến.

  • Bước 6. So sánh số điện sản xuất được và số điện mình cần sử dụng.

Nếu nhận thấy sản lượng điện quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thì ta có thể hoặc bán lại cho EVN hoặc giảm số lượng tấm pin đi.  

Hướng dẫn tính công suất lắp đặt điện mặt trời phù hợp diện tích mái gia đình
Một công trình điện mặt trời kiểu mới.

Địa chỉ tư vấn và thi công lắp đặt điện mặt trời uy tín nhất ở đâu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các đơn vị thi công điện mặt trời khác nhau. Tuy nhiên một trong những địa chỉ cung ứng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín nhất tại Việt NamViệt Nam Solar. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ bởi:

1. Quy trình tiếp nhận và thi công điện mặt trời chu đáo 

  • Bước 1. Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng
  • Bước 2. Khảo sát và tư vấn lắp đặt
  • Bước 3. Thiết kế chi tiết bằng bảng vẽ kỹ thuật, thiết lập dự toán
  • Bước 4. Ký hợp đồng
  • Bước 5. Thi công và lắp đặt
  • Bước 6. Bảo trì, bảo hành.

2. Đảm bảo hàng chính hãng

Việt Nam Solar cung ứng các sản phẩm thuộc hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín. Các sản phẩm có giấy tờ đầy đủ, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. 

3. Chính sách bảo hành rõ ràng

Căn cứ vào mỗi hãng sản xuất hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có chính sách bảo hành riêng, rõ ràng chi tiết tới quý khách. Để nhận thông tin chi tiết nhanh nhất vui lòng liên hệ Việt Nam Solar.

4. Giá tốt nhất thị trường

Cung ứng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, độc lập và kết hợp với giá ưu đãi nhất cùng chất lượng tốt nhất trên thị trường với bảo hành dài hạn. Đây là cam kết về chất lượng và độ bền của các sản phẩm mà công ty năng lượng mặt trời Việt Nam Solar cung cấp cho khách hàng. Đồng thời Việt Nam Solar luôn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cũng như cung cấp các dịch vụ vệ sinh, bảo trì với chi phí tối ưu nhất.

5. Thi công lắp đặt chuyên nghiệp

Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như thi công lắp đặt trọn góichuyên nghiệp. Giúp cho thời gian lắp đặt nhanh nhất cùng chi phí tiết kiệm nhất. Khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar để nhận báo giá chi tiết.

Chú ý: Việt Nam Solar sẽ luôn có chương trình khuyến mãi đặc biệt với các gói giá đặc biệt dành riêng cho bạn. Để nhận được thông báo giá cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được bảng giá chi tiết nhất.

Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm mua và sử dụng, Việt Nam Solar hân hạnh đồng hành theo quý khách cùng năm tháng.

Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Điện Năng Lượng Mặt Trời
5/5 - (353 bình chọn)

Vui lòng đăng nhập để đánh giá!

Chat Nhận Giá Tốt Tháng 3