Tự lắp điện mặt trời là gì
Tự lắp đặt điện mặt trời là quá trình người thi công được trang bị kiến thức chuyên môn với đầy đủ kỹ năng kinh nghiệm về điện mặt trời tự xây dựng lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh.
Tự lắp đặt điện mặt trời giúp ta tiết kiệm, cắt giảm được chi phí lắp đặt, thích hợp đối với các công trình quy mô nhỏ như hộ gia đình. Nhưng với các công trình quy mô lớn, công suất hệ thống điện mặt trời lớn thì nên thuê đơn vị thi công lắp đặt chuyên nghiệp và uy tín.
Có nên tự lắp điện mặt trời không
Câu trả lời chắc chắn là NÊN tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời gia đình tại nhà nếu ta đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và nắm được kỹ thuật, quy chuẩn tiêu chuẩn. Nhờ đó ta sẽ có một hệ thống điện đúng như ý muốn và tiết kiệm được chi phí thi công.
Tuy nhiên trong trường hợp không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng có thể sẽ dẫn tới hỏng hóc trong quá trình lắp đặt, lắp sai khiến hệ thống không vận hành được hoặc xảy ra sự cố không đủ điều kiện bảo hành từ nhà sản xuất, thậm chí không đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Từ đó gây lãng phí tiền bạc và thời gian. Trong trường hợp này ta nên lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt chuyên nghiệp.
Ai nên tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- Người được trang bị đầy đủ kiến thức nguyên ngành điện nói chung và điện mặt trời nói riêng có thể tự lắp điện mặt trời.
- Người được trang bị kỹ năng lắp điện mặt trời theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn.
- Người nhiều kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời để xử lý kịp thời các sự cố phát sinh.
Khi nào nên tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- Khi có đủ khả năng tài chính ta có thể bắt đầu xây dựng phương án thực hiện tự lắp điện mặt trời.
- Khi tìm mua được các vật tư, thiết bị điện năng lượng mặt trời chất lượng đạt chuẩn.
- Khi trang bị kiến thức chuyên môn về điện mặt trời lẫn kinh nghiệm, kỹ năng lắp đặt thực tế.
- Công trình quy mô nhỏ sẽ lắp đặt dễ dàng hơn công trình quy mô lớn.
Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời như thế nào
Trong phần dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách lắp điện năng lượng mặt trời, tự lắp pin năng lượng mặt trời, tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
1. Hướng dẫn tính công suất lắp đặt điện mặt trời phù hợp diện tích mái gia đình
a. Kích thước tấm pin
Tấm pin năng lượng mặt trời có diện tích: Dài: 2 mét, Rộng: 1 mét.
b. Khối lượng tấm pin
Thông thường khối lượng mỗi tấm pin sẽ rơi vào khoảng 20 – 24kg tùy theo nhà sản xuất và loại tấm pin năng lượng mặt trời. Khi lắp đặt thì các tấm pin sẽ được gắn thành tấm rộng lớn trải đều trên mặt phẳng mái. Do đó trọng lượng sẽ được chia đều và không gây áp lực lên mái nhà.
c. Diện tích tấm pin
Do đó mỗi tấm pin sẽ chiếm khoảng 2 mét diện tích lắp đặt. Cho nên ta chỉ cần tính sản lượng điện mong muốn thu được từ hệ thống, chia cho công suất mỗi tấm pin ra được số tấm pin. Lấy số tấm pin nhân với diện tích mỗi tấm và để dư ra thêm diện tích khoảng cách giữa các tấm. Như vậy ta đã tính được diện tích cần thiết để lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời cần thiết.
d. Tính công suất lắp đặt điện mặt trời
- Bước 1. Xác định số điện tiêu thụ của gia đình hoặc chủ đầu tư xác định số lợi nhuận muốn thu được.
Ta có công thức = số điện tiêu thụ = số tiền điện hàng tháng (chia) giá tiền mỗi số điện.
Ví dụ ta có hóa đơn tiền điện hàng tháng là 3 triệu đồng và đơn giá mỗi số là 3.000đ/số. Thì công suất điện tiêu thụ hàng tháng là 3.000.000/3.000=1.000 số điện = 1000kWp.
- Bước 2. Tính tổng số tấm pin và diện tích có thể lắp đặt.
Như ta đã biết khi tấm pin có công suất càng lớn thì số tấm cần lắp càng nhỏ và diện tích cần thiết càng bé. Và ngược lại khi tấm pin có công suất càng nhỏ thì cần gia tăng số tấm pin cũng như diện tích cần thiết cũng tăng theo.
Ta có công thức: Tổng số tấm pin = Diện tích mái nhà (chia) diện tích tấm pin.
Ví dụ diện tích mái nhà còn trống là 100 mét vuông và mỗi tấm pin có diện tích 2 mét. Thì ta cần khoảng 50 tấm pin.
- Bước 3. Tìm công suất lắp đặt của hệ thống tối đa ta có thể lắp trên mái nhà.
Ta có công thức: Tổng công suất lắp đặt = Tổng số tấm pin cần (nhân) 0,41 (công suất của một tấm pin).
Tổng công suất ta có thể lắp tối đa là 20.5 kWp.
- Bước 4. Tính số điện sản xuất được mỗi ngày
Ta có công thức: Số điện mỗi ngày sản xuất được = Tổng công suất (nhân) số giờ nắng.
Ví dụ một ngày có 5 giờ nắng thì số điện mỗi ngày thu được là 102.5 số điện.
- Bước 5. Tính số điện sản xuất được trong 1 tháng.
Ta có công thức: Số điện sản xuất trong 1 tháng = số điện sản xuất 1 ngày (nhân) số ngày trong tháng.
Như ví dụ này ta sẽ có 102.5 x 30 = 3.075 số điện một tháng.
Chú ý: ta có thể lựa chọn loại pin có công suất lớn để giảm diện tích lắp đặt. Và cần để dư thêm diện tích khoảng cách giữa mỗi tấm pin lẫn các thiết bị khác trong hệ thống cần đến.
- Bước 6. So sánh số điện sản xuất được và số điện mình cần sử dụng.
Nếu nhận thấy sản lượng điện quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thì ta có thể hoặc bán lại cho EVN hoặc giảm số lượng tấm pin đi.
Sau đó đến khâu quan trọng hơn là vẽ sơ đồ lắp điện năng lượng mặt trời. Từ sơ đồ này chúng ta có thể dễ dàng tự lắp hệ thống điện mặt trời.
2. Chọn mua bình ắc quy năng lượng mặt trời
Bình ắc quy năng lượng mặt trời sẽ là một thiết bị quan trọng cho hệ thống điện mặt trời kết hợp hoặc hệ thống điện mặt trời độc lập. Nhờ có bình ắc quy mà ta có thể dùng điện cả vào ban đêm hay những ngày mây mù, mưa gió.
3. Chọn biến tần năng lượng mặt trời
Đây là thiết bị quan trọng chỉ sau tấm pin năng lượng mặt trời. Nó có vai trò chuyển đổi dòng điện một chiều điện áp thấp thành dòng điện hai chiều điện áp cao. Như vậy dòng điện sản sinh ra mới tương thích với các tải điện tiêu thụ điện cũng như hòa lưới điện. Có 03 loại biến tần là biến tần sóng vuông, sóng hình sin đã điều chỉnh và sóng sin chuẩn. Ta nên chọn inverter có công suất bằng hoặc cao hơn tổng tải lúc giờ cao điểm nhất.
4. Kỹ năng đấu dây và đi dây điện
Trong kỹ năng đấu dây, ta cần nắm rõ được cách đấu nối tiếp và đấu song song để phù hợp với các tấm pin năng lượng mặt trời mà ta mua.
Khi đi dây cần đi dây từ tấm pin mặt trời, sang đến bộ ngắt DC, sang đến điều khiển sạc. Từ điều khiển sạc chia hai đường, một đường sang thiết bị tải DC và một đường sang bình ắc quy.
Từ bình ắc quy đi dây sang đồng hồ đo, tới bộ ngắt DC, tới biến tần inverter. Sau đó nối tiếp Bộ ngắt AC rồi nối vào thiết bị tải AC. Có thể nói kỹ năng đấu dây và đi dây điện là một trong các kỹ năng quan trọng nhất trong Tự lắp điện mặt trời.
5. Chọn dây cáp điện mặt trời
Chất lượng dây cáp nối điện mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến độ tiêu hao điện được tạo ra từ pin mặt trời.
Chú ý: Dây cáp phải có cấp điện áp phù hợp với điện áp tối đa của hệ thống pin mặt trời.
6. Quy trình lắp đặt điện mặt trời
Các thiết bị cần có khi lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Chuẩn bị 5 bộ phận chính được liệt kê trong bản thiết kế: hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần inverter, bộ giám sát điều khiển, tủ điều khiển, đồng hồ 2 chiều từ điện lực.
Chú ý: Nên lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị điện mặt trời chính hãng, uy tín đầy đủ giấy tờ và bảo hành. Để sở hữu một hệ thống điện mặt trời ưng ý nhất, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Việt Nam Solar để được tư vấn, hướng dẫn chu đáo và đầy đủ nhất.
- Chuẩn bị bộ khung giàn đỡ hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời.
- Chuẩn bị phụ kiện lắp đặt pin năng lượng mặt trời
- Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt chuyên biệt và dụng cụ phổ thông cần thiết.
- Vận chuyển đảm bảo đến chân công trình cần lắp đặt. Kiểm kê các thiết bị được cung ứng đều phải ở trạng thái nguyên bản, không vỡ, không đứt, gãy và đầy đủ.
Chú ý: Quá trình thi công điện mặt trời đòi hỏi kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Khách hàng thay vì tự lắp đặt sẽ gặp phải những phiền toái thì tốt nhất nên lựa chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín và chất lượng. Nhờ vậy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn sở hữu được một hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, hoạt động ổn định.
Căn hướng và góc theo bản thiết kế
Trước khi lắp đặt, người thi công sẽ xác nhận địa hình, vị trí, hướng và góc nghiêng theo bản thiết kế với địa hình thực tế một lần nữa. Sau khi xác định vị trí lắp đặt từng bộ phận sẽ bắt tay vào thi công.
Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời
Trong bước này cần đối chiếu bản thiết kế cũng như hiện trạng khu vực lắp đặt, sau khi công tác chuẩn bị xong xuôi thì có thể bắt tay vào thi công.
- Bước 1. Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời
Chú ý khi lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Chú ý khoảng cách tối thiểu giữa tấm pin và mái là 10 cm. Khoảng cách tối thiểu giữa các tấm module là 1 cm.
- Bước 2. Cố định tấm pin với khung bằng các linh kiện phụ kiện lắp đặt pin mặt trời chuyên biệt.
- Bước 3. Lắp ráp thành khối vững chắc, đảm bảo chịu được nắng, gió, bão và ngoại lực tác động.
- Bước 4. Lắp đặt hệ thống giám sát, hệ thống biến tần inverter, tủ điều khiển và công tơ 2 chiều.
Đấu đường dây
Đây là giai đoạn cuối cùng trong lắp đặt điện mặt trời, kết nối các tấm pin với nhau bằng hệ thống đường dây điện.
- Bước 1. Đấu các mối dây
- Bước 2. Liên kết đường dây với hệ thống chuyển đổi điện năng hoặc hệ thống lưu trữ nếu có.
- Bước 3. Kiểm tra điện áp từng tấm pin mặt trời trước khi đấu song song.
Chú ý: Nên lắp đặt vào những ngày nắng ấm, không mưa, độ ẩm thấp. Trước khi tự làm hệ thống điện mặt trời cần làm sạch và khô các mối dây điện
Nghiệm thu và bàn giao
- Tiến hành kiểm tra một lượt, đảm bảo quá trình tự lắp điện mặt trời tại nhà không có sự cố hay sai lầm.
- Vận hành thử và theo dõi
- Bàn giao và đưa vào hoạt động
7. Các điều cần chú ý khi tự lắp điện năng lượng mặt trời
Chú ý 01: Khi lắp đặt các tấm pin mặt trời, ta nên cân nhắc xem xét nên để chừa ra một khoảng không gian đáng kể để có thể bổ sung thêm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời trong tương lai.
Chú ý 02: Chỉ cần một tấm pin mặt trời bị bóng râm che bóng có thể khiến cả hệ thống điện mặt trời giảm hiệu suất, thậm chí ngừng hoạt động trong những tình huống đặc biệt. Đồng thời cần đảm bảo rằng nếu thời tiết thay đổi, mùa thay đổi thì cũng không xuất hiện bóng râm trong tương lai.
Chú ý 03: Các tấm pin mặt trời cách mái nhà không quá 30cm, cách mái hiên 40cm.
Chú ý 04: Hãy thực hiện theo các hướng dẫn được đi kèm sản phẩm, thiết bị, hệ thống đường ray của nhà sản xuất.
Chú ý 05: Cần cố định chắc chắn các tấm pin không được để trượt khỏi mái nhà vì mỗi tấm pin có khối lượng tương đối nặng, dễ gây tai nạn nếu lắp đặt không chắc chắn.
Chú ý 06: Đảm bảo các dây dẫn cần được cách điện và chống thấm. Để tránh điện giật ta cũng cần kết nối dây tiếp đất.
Chú ý 07: Khi đi dây xuyên tường ta cần sử dụng ống luồn dây điện để bảo vệ chống điện giật và đoản mạch. Đối với hệ thống dây ngoài trời cần dùng ống dẫn PV ngoài dây dẫn, sử dụng phụ kiện chống nước hoặc dùng ống bịt kín để ngăn nước xâm nhập.
Chú ý 08: Ta nên làm thêm một công tắc phụ nhỏ bên cách hộp điều khiển chính để có thể đóng ngắt mạch điện dễ dàng và thuận tiện khi cần gấp. Đây là một trong những quy tắc an toàn phổ biến và thường đường yêu cầu khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Chú ý 09: Cầu dao được sử dụng cho nguồn cấp năng lượng mặt trời không được vượt quá 20% khả năng chịu tải của cầu dao AC.
Trên đây là các kỹ thuật lắp đặt điện mặt trời cần phải biết nhất. Tuy nhiên căn cứ vào từng kiến trúc công trình, quy mô có thể ta cần đi sâu vào từng kỹ thuật lắp đặt riêng. Để được tư vấn nhanh nhất, khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar nhé.
Địa chỉ tư vấn, hỗ trợ, thi công lắp đặt điện mặt trời uy tín nhất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các đơn vị thi công điện mặt trời khác nhau. Tuy nhiên một trong những địa chỉ cung ứng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín nhất tại Việt Nam là Việt Nam Solar. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ bởi:
1. Quy trình tiếp nhận và thi công điện mặt trời chu đáo
- Bước 1. Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng
- Bước 2. Khảo sát và tư vấn lắp đặt
- Bước 3. Thiết kế chi tiết bằng bảng vẽ kỹ thuật, thiết lập dự toán
- Bước 4. Ký hợp đồng
- Bước 5. Thi công và lắp đặt
- Bước 6. Bảo trì, bảo hành.
2. Đảm bảo hàng chính hãng
Việt Nam Solar cung ứng các sản phẩm thuộc hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín. Các sản phẩm có giấy tờ đầy đủ, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
3. Chính sách bảo hành rõ ràng
Căn cứ vào mỗi hãng sản xuất hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có chính sách bảo hành riêng, rõ ràng và chi tiết tới quý khách. Để nhận thông tin chi tiết nhanh nhất vui lòng liên hệ Việt Nam Solar.
4. Giá tốt nhất thị trường
Cung ứng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, độc lập và kết hợp với giá ưu đãi nhất cùng chất lượng tốt nhất trên thị trường với bảo hành dài hạn. Đây là cam kết về chất lượng và độ bền của các sản phẩm mà công ty năng lượng mặt trời Việt Nam Solar cung cấp cho khách hàng. Đồng thời Việt Nam Solar luôn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cũng như cung cấp các dịch vụ vệ sinh, bảo trì với chi phí tối ưu nhất.
5. Thi công lắp đặt chuyên nghiệp
Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như thi công lắp đặt trọn gói và chuyên nghiệp. Giúp cho thời gian lắp đặt nhanh nhất cùng chi phí tiết kiệm nhất. Khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar để nhận báo giá chi tiết.
Chú ý: Việt Nam Solar sẽ luôn có chương trình khuyến mãi đặc biệt với các gói giá đặc biệt dành riêng cho bạn. Để nhận được thông báo giá cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được bảng giá chi tiết nhất.
Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm mua và sử dụng, Việt Nam Solar hân hạnh đồng hành theo quý khách cùng năm tháng.
Giấy Chứng Nhận ISO 9001:2015 Công Ty TNHH Việt Nam Solar
Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Điện Năng Lượng Mặt TrờiVui lòng đăng nhập để đánh giá!