Lắp Điện Mặt Trời Cho Doanh Nghiệp Hệ 158KWP tại Toyota Bình Dương

Một Số Hình Ảnh Thực Tế Hệ Thống Điện Mặt Trời 158KWp

 

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Cơ sở pháp lý của Dự án

  • Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
  • Thông tư 18/2020/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời do Bộ Công thương ban hành
  • Quyết định số 13/2020/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
  • Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2. Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định

  • Luật số 62/2020/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng của Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
  • Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 14/12/2004;
  • Luật số 24/2012/QH13 thông qua ngày 20/11/2012 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
  • Nghị định số 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
  • Nghị định 136/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
  • Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng ngày 14/08/2019;
  • Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
  • Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện thay thế Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương;
  • Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
  • Thông tư số 04/2011/TT-BCT ngày 16/02/2011 của Bộ Công thương: Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện hạ áp;
  • Thông tư 39/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương Quy định hệ thống điện phân phối và thông tư

số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương: Quy định hệ thống điện truyền tải;

  • Thông tư 42/2015/TT-BCT ngày 01/12/2016 của Bộ Công Thương: Quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện;
  • Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư số 03/2016/TT- BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng: Quy định phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Thông tư số 25/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc;
  • Quyết định số 40/2014 ngày 05/11/2014 của Bộ Công thương: Quy định Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
  • Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy định kỹ thuật điện nông thôn;
  • Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành Quy phạm trang bị điện các phần:
    • Phần I: Quy định chung (11 TCN-18-2006)
    • Phần II: Hệ thống đường dẫn điện (11 TCN-19-2006)
    • Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp (11 TCN-20-2006)
    • Phần IV: Bảo vệ và tự động (11 TCN-21-2006).

3. Quyết định của ngành

  • Quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ ngày 10/10/2003 của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam: Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống điều khiển tích hợp, cấu hình hệ thống bảo vệ, quy cách kỹ thuật của rơle bảo vệ cho đường dây và TBA 500 kV, 220 kV, 110 kV của EVN; Quy định về công tác thí nghiệm đối với rơle bảo vệ kỹ thuật số;
  • Quyết định số 159/QĐ-EVN-KTAT ngày 22/12/2006 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: “Quy trình đo cường độ điện trường sử dụng kết hợp bộ máy đo HI-3604”;
  • Văn bản số 432/ĐĐQG-CN ngày 19/5/2017 Hướng dẫn và quy định về việc thỏa thuận kết nối hệ thống viễn thông vận hành hệ thống điện;
  • Quyết định số 1208/QĐ-EVN ngày 28/07/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Quy định xây dựng và quản lý vận hành thiết bị SCADA của TBA và NMĐ;
  • Quyết định số 18/QĐ-EVN ngày 11/01/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Quy định treo cáp viễn thông trên cột của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

– Quyết định số 2062/EVN-KTSX ngày 27/05/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Thực hiện Tiêu chuẩn Quốc gia về phòng cháy và chữa cháy;

  • Quyết định số 1214/QĐ-EVN ngày 01/12/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý hệ thống đo đếm điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện;
  • Quyết định số 1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Quy trình an toàn điện;
  • Văn bản số 3233/EVN-KTSX ngày 07/09/2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Giải quyết khó khăn vướng mắc thực hiện hạng mục SCADA tại các dự án;
  • Quyết định số 60/QĐ-EVN ngày 17/02/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
  • Quyết định số 708/QĐ-EVN ngày 22/10/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Quy định thực hiện công tác PCCC cho các dự án xây dựng công trình điện;
  • Văn bản số 4725/EVN-KTSX ngày 11/11/2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Định hướng phát triển TTĐK và TBA không người trực của EVN ban hành theo văn bản số 4725/EVN-KTSX ngày 11/11/2015.

II. TỔNG QUAN DỰ ÁN

1. Dự án

* Tên dự án: Cải tạo mái, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (Tổng công suất 158.27 kWp).

* Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA BÌNH DƯƠNG

  • Các thông số về Showroom như sau:
    • Tổng diện tích khu đất: 4.855,5 m².
    • Diện tích Showroom: 647 m²;
    • Chiều cao công trình Showroom: 8m
    • Điện áp dịch vụ từ nhà cung cấp: 380 V
    • Công suất máy biến áp: 01 trạm 560

* Kết cấu mái Showroom:

  • Khung sắt mái: I, U
  • Khoảng cách xà gồ: từ 1250mm
  • Bước gian: 6m,
  • Kết quả khảo sát xung quanh khu vực Showroom không có công trình cao tầng, cây và vật kiến trúc che bóng ảnh hưởng đến hoạt động của Hệ thống PV
  • Hệ thống kế cấu Showroom qua đánh giá sơ bộ cho thấy đảm bảo về mặt chịu lực khi chất thêm tĩnh tải khoảng 15kg/m² và hoạt tải trong quá trình thi công và bảo dưỡng.
  • Kết cấu, kiến trúc phòng Inverter:
    • Diện tích: 3m x 6m (18 m²), Cột, kèo thép, tường hiện hữu bao xung quanh mặt sau, còn lại là vách trống.

2. Vị trí đầu tư

  • Showroom: CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA BÌNH DƯƠNG
  • Địa chỉ: Lô C13A, Đường Hùng Vương, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Diện tích Showroom khoảng 647 m². Vị trí địa lý nghiên cứu có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khai thác điện mặt trời mái nhà: Có số giờ nắng > 1800h / năm.
  • Nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, hoạt động ổn định lâu dài.
  • Ví trí nghiên cứu lắp đặt hệ thống NLMT mái nhà dự kiến có công suất khoảng

158.27 kWp nằm trong khu vực có cường độ bức xạ và số giờ nắng trung bình khá cao. Với vị trí địa lý này một hệ thống 158.27 kWp có thể tạo ra sản lượng điện trung bình năm là 200 MWh/năm.

3. Quy mô dự án

  • Vị trí lắp đặt tấm pin: Lắp áp mái khu
  • Công suất thiết kế: 27 kWp
  • Số lượng tấm Pin (Panel solar): 238 Tấm, mỗi tấm pin có công suất 665 Wp, các tấm pin lắp đặt cao 5m so với mái.
  • Số lượng inverter hòa lưới:02 bộ, mỗi Inverter có công suất 110 kW và 50 kW
  • Diện tích lắp đặt: 790m2
  • Sản lượng điện năng tạo ra mỗi năm: 200 MWh/năm
  • Tổng trọng lượng của hệ thống áp mái Showroom là: 34 kg (Tấm pin quang điện: 238 tấm x 34kg/tấm = 092 kg).

4. Mục đích dự án

Tận dụng nguồn năng lượng từ bức xạ ánh nắng mặt trời, tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện sản xuất. Sử dụng nguồn năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường (đồng thời đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài) và làm giảm nhiệt độ trong các xưởng sản xuất.

III. PHÂN TÍCH DỰ ÁN

  • Kết cấu Showroom đảm bảo chịu lực khi lắp 100% diện tích tấm solar và phụ kiện đỡ tấm solar đặt toàn bộ diện tích trên mái nhà và các tải trọng bản thân làm việc trong điều kiện bình thường và gió bảo tại địa điểm của dự án.
  • Công năng của Showroom là sản xuất, gia công nắp chai nên khi hoạt động không có bụi lơ lửng lắng đọng.
  • Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời:
  • Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ điện từ mặt trời thành dòng điện 1 chiều (DC). dòng điện dc đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi Inverter được trang bị thuật toán MPPT (maximum power point tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.
  • Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện chính của khu vực hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới điện của khu vực sử dụng khi điều kiện vận hành xảy ra sự cố.
  • Khi pin xảy ra hiện tượng quá áp đầu vào cho phép của Inverter thì Inverter đưa ra cảnh báo, Inverter sẽ ngắt kết nối với đầu vào với hệ thống pin năng lượng và ngắt Inverter ra khỏi hệ thống. Khi giàn pin xảy ra hiện tượng ngắn mạch thì Inverter sẽ ngắt kết nối ngay lập tức với hệ thống pin năng lượng và ngắt Inverter đó ra khỏi hệ thống.
  • Khi đầu ra AC của Inverter xảy ra hiện tượng quá dòng thì các MCCB bảo vệ Inverter đó sẽ cắt hoặc ACB tổng sẽ cắt cách ly toàn bộ hệ thống với
    • Quy trình vận hành hệ thống năng lượng mặt trời:
  • Vận hành và điều khiển: Hệ thống điện năng lượng mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp, thiết bị này cần bố trí cả ở vị trí Inverter và vị trí tủ đóng cắt. Tại các vị trí này phải niêm yết hướng dẫn, quy trình vận hành. Tại khu vực gần lối lên mái phải bố trí các sơ đồ bố trí tấm pin trên mái và sơ đồ đấu nối hệ thống để phục vụ việc ngắt kết nối các tấm pin trên mái khi có sự cố và phục vụ công tác chữa cháy.
  • Khi đóng điện hệ thống năng lượng mặt trời:

+ Bước 1: đảm bảo tất cả các màng pin đã được đấu nối chính xác, kiểm tra điện áp đầu vào từ giàn pin vào Inverter.

+ Bước 2: kiểm tra kết nối dây trong tủ phân phối DB solar đảm bảo an toàn.

Đo các điện áp ba pha, dây điện áp dây đạt ngưỡng cho phép.

+ Bước 3: đóng điện ACB tổng sau đó đống điện từng MCCB của các Inverter

+ Bước 4: bậc các công tắt DC trên các Inverter sang vị trí ON.

  • Khi hệ thống pin năng lượng mặt trời đảm bảo khả năng phát hiện, bộ nghịch lưu sẽ tự động bắt đầu hoạt động, khi đó đèn màu xanh dương sẽ nhấp nháy đồng thời Inverter đang trong quá trình dò các thông số điện áp, tần số, góc pha của điện lưới, đèn led màu xanh dương sáng quá trình hào lưới bắt đầu.
  • Khi ngắt điện bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời.

+    Bước 1: chuyển các công tắt DC trên Inverter sang vị trí OFF.

+    Bước 2: ngắt điện các MCCB ở tủ phân phối DB solar.

+ Bước 3: ngắt điện ACB tổng và tiến hành đo đạc lại điện áp pha và điện áp dây đã ngắt, chờ khoảng 5 phút sử dụng ampere kiềm để chắc chắn không có dòng điện ở cáp DC và AC sau đó có thể tiến hành bảo trì hệ thống.

* Giải pháp ngăn cháy:

  • Đối với nhà Inverter: việc đặt nhà Inverter tại vị trí thông thoáng đảm bảo ngăn cháy.

1. Phân tích thiết bị của hệ thống – Công suất 158.27KWP:

  • Thiết kế hệ thống bao gồm:

+ 02 Inverter được ký hiệu lần lượt INV01, INV02;

+ 1 Tủ điện AC tổng chứa 02 thiết bị MCCB 200A (khống chế từng inverter); 1 MCCB 500 A kết nối nguồn điện AC (380V) ra trạm biến áp gần nhất và được bảo vệ bằng hệ thống chống sét lan truyền.

+ 1 Tủ điện DC chứa 16 MCCB DC ( khống chế từng chuỗi PV xuống).

+ Sử dụng data loger cho hệ thống, để kiêm soát trạm điện từ xa.

– Sử dụng Inverter Sungrow 110 kW và 50kW

 

  • Tấm Pin – Panel solar: Tổng số tấm lượng tấm Pin sử dụng 238 Tấm

 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT TẤM PIN NLMT

THÔNG SỐ KỸ THUẬT GIÁ TRỊ
Đặc tính điện 665 Wp
Công suất định mức Pmpp 665 Wp
Điện áp định mức Umpp 38.5 V
Dòng điện định mức Impp 17.28 A
Điện áp hở mạch UDC 45.6 V
Dòng ngắn mạch Isc 18.51 A
Dải nhiệt độ vận hành -40OC – 85OC
Điện áp tối đa của hệ thống (tiêu chuẩn IEC) 1,500 VDC
Dòng điện định mức tối đa của cầu chì chuỗi 30 A
Sai số công suất 0+10W
Đặc tính nhiệt độ
NOCT 45+20C
Hệ số nhiệt độ của Pmax -0.350%/oC
Hệ số nhiệt độ của VOC -0.272%/oC

 

Hệ số nhiệt độ của ISC +0.044%/oC
Đặc tính cơ học
Loại tế bào quang điện Mono
Số lượng tế bào quang điện 132 [2 x (11 x 6) ]
Kích thước 2384 ˣ 1303 ˣ 35 mm

(93.9 ˣ 51.3 ˣ 1.38 in)

Khối lượng 34.4 kg (75.8 lbs)
Độ dày tấm kính phủ 3,2mm, chịu nhiệt
Khung dỡ Hợp kim nhôm
Hộp đấu dây Tiêu chuẩn IP68, 3 diodes
Dây DC QC 4. 10-35, chiều dài 250mm

 

  • Số liệu lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời:

+ Các tấm pin mắc nối tiếp trong các Strings bằng dây DC Solar

+ Mỗi Strings gồm 1 đôi dây DC đi trong máng cáp dẫn về trạm Inverter

+ Bên cạnh Inverter có lắp đặt MCCB khống chế khi gặp sự cố Inverter sẽ tự động ngắt điện.

Tiêu chuẩn áp dụng:

  • Thiết bị chào thầu phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn được liệt kê sau đây hoặc tương đương tiêu chuẩn:
    • IEC 61727: Các yêu cầu của hệ thống điện mặt trời nối lưới.
    • IEC 61683: Thử nghiệm đo lường khả năng vượt qua điện áp thấp.
    • IEC 60068: Tiêu chuẩn thử nghiệm tương thích điện từ

THÔNG SỐ KỸ THUẬT INVERTER 01 – 110kW

 

Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
Đầu vào DC
Điện áp định mức V 1100
Số lượng MPPT 9
Số lượng đầu vào 18
Đầu ra AC
Công suất định mức Kw 110
Điện áp định mức V 550 – 850

 

Tần số Hz 50/60
Dòng điện định mức A 158.8
Hiệu suất % 98,7%

THÔNG SỐ KỸ THUẬT INVERTER 02 – 50kW

 

Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
Đầu vào DC
Điện áp định mức V 1100
Số lượng MPPT 5
Số lượng đầu vào 10
Đầu ra AC
Công suất định mức Kw 50
Điện áp định mức V 550 – 850
Tần số Hz 50/60
Dòng điện định mức A 83.6
Hiệu suất % 98,7%

 

  • Dây dẫn DC

Cáp DC chuyên dụng cho điện mặt trời dùng để kết nối các chuỗi pin.

 

STT Đặc tính

 

Đơn vị

 

Yêu cầu

 

1 Xuất xứ Trung Quốc
2 Nhà sản xuất Leader
3 Mã hiệu Leader
4 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9000
5

 

 

 

 

Tiêu chuẩn áp dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

BS EN 50618, TUV 2 Pfg 1990/05.12, IEC 60332-1-2, IEC 60754-1-2, IEC

61034-2

6

 

 

Loại dây dẫn  

 

 

 

Dây đồng cách điện XL-PolyOlefin, lắp đặt ở ngoài trời

 

7 Loại ruột dẫn Ruột dẫn đồng mềm tráng thiếc

 

8

 

Điện áp định mức (pha/dây) Kv

 

AC: 1,5/1,5 kV DC: 1,5 kV

(max 1,8kV)

9

 

Tiết diện danh định DC 6 mm2 6

 

10

 

Số sợi /đường kính sợi DC 6 Sợi/mm

 

56 / 0,3 hoặc 80 / 0,25

 

11

 

 

Điện trở một chiều lớn nhất của ruột dẫn ở 200C DC 4 /km

 

 

5,09

 

 

 

12

 

 

Vật liệu cách điện  

 

 

 

 

XL-PolyOlefin bền với tia tử ngoại, bề dày    bề dày danh định như mục 13, và giá trị sai biệt    0,1mm + 10%

bề dày danh định

13

 

Bề dày cách điện nhỏ nhất (IEC 60502-1) DC 4 Mm

 

0,7

 

14

 

Khối lượng dây (gần đúng) DC 4 kg/km

 

Khai báo

 

15 Nhiệt độ dây dẫn tối đa:  

 

15.1 Vận hành bình thường 0C 90
15.2

 

Vận hành tối đa cho phép trong 20.000 giờ 0C

 

120

 

15.3

 

Vận hành ngắn mạch không quá 5 giây 0C

 

250

 

15.4

 

Nhiệt độ môi trường cực đại 0C

 

50

 

16

 

Độ ẩm môi trường tương đối cực đại %

 

90

 

17

 

Chiều dài của 1 cuộn dây dẫn m

 

 

 

 

 

  • Dây dẫn AC
STT Đặc tính kthuật Đơn vị Yêu cầu
 

1

Loại cáp

 

Cáp ngầm hạ thế 1 lõi đồng, cách

điện XLPE, vỏ bọc PVC, ký hiệu (CXV)

2 Loại ruột dẫn

 

Sợi đồng mềm, xoắn đồng tâm và ép chặt
3 Điện áp định mức (pha/dây) kV 0,6/1
 

4

Lớpcách điện XLPE bọc quanh dây dẫn tạo

thành lớp cách điện chính định hình bằng phương pháp đùn.

5 Tiết diện danh định mm
  CXV 4 4
  CXV 6 6
  CXV 35 36
CXV 50 50
 

 

CXV 70  

 

70

 

 

 

CXV 150  

 

150
6 Số sợi /đường kính sợi Sợi/mm
  CXV 4 7/0,85
  CXV 6 7/1,06
  CXV 35 CC
CXV 50 CC
  CXV 70 CC
  CXV 185 CC
7 Chiều dày tối thiểu của lớp cách điện mm
  CXV 4 0,7
  CXV 6 0,7
  CXV 35 0,9
CXV 50 0,9
 

 

CXV 70  

 

1,1
 

 

CXV 185  

 

1,6
8 Điện trở một chiều lớn nhất của ruột dẫn ở 200C /km  

 

  CXV 4 4,61
 

 

CXV 6  

 

3,08
 

 

CXV 35  

 

0,524
CXV 70 0,268
  CXV 185   0,0991
9 Bề dày vỏ

 

mm
  CXV 4 1,4
CXV 6 1,4
 

 

CXV 35 1,4
  CXV 70 1,4
 

 

CXV 185  

 

1,6
10 Nhiệt độ làm việc cho phép
 

 

Liên tục C 90
 

 

Ngắn mạch trong 5 giây C  

250

11 Điện áp thử:

 

Tần số công nghiệp trong 5 kV 3,5
 

 

Tần số công nghiệp trong 4 kV 1,8
12 Nhiệt độ môi trường cực 0C 50
13  

Độ ẩm môi trường tương

%  

100

2. Phân tích giải pháp thi công.

2.1.Thi công lắp tấm pin trên mái bê tông: sử dụng hệ khung giàn đỡ I200 và hệ thống rail nhôm.

 

2.2.  Thi công đấu nối Pin và Inverter:

  • Các tấm pin được đấu nối tiếp với nhau thành các String (số lượng pin trong mỗi string khác nhau phụ thuộc vào thông số kỹ thuật input DC của Inverter) từ 15 đến 16 tấm cho mỗi
  • Các string sẽ được kéo về các tủ DC box bằng dây cáp DC chuyên dụng.
  • Tại đây các string kết nối vào cổng MPPT của
  • Đầu ra AC của inverter sẽ kết nối vào MCB nguồn AC của lưới điện quốc gia và cũng được bảo vệ bởi thiết bị chống sét lan truyền.

2.3.Tiến độ thi công

 

2.4 Phân tích giải pháp vận hành và quản lý từ xa:

– Hệ thống vận hành dễ dàng và chi tiết vì được lắp đặt thiết bị quản lý dữ liệu COM100E

 

 

Kiểm tra trước khi vận hành

Việc kiểm tra lại hệ thống trước khi vận hành là vô cùng quan trọng. Phải kiểm tra chắc chắn từng công đoạn. Tránh việc kiểm tra không kĩ sẽ gây đến những hậu quả không đáng có.

  • Kiểm tra hệ chân tấm pin
  • Kiểm tra các đấu nối giữa các tấm pin
  • Kiểm tra đấu nối giữa tấm pin với DC Box
  • Kiểm tra đấu nối giữa Inverter và điện lưới
  • Kiểm tra hệ thống chống sét

 

Vận hành thử

Trước khi đơn vị điện lực kiểm định hệ thống, cần phải vận hành hệ thống thử để kiểm tra về sản lượng điện sinh ra có đạt yêu cầu. Nếu có sự cố cần khắc phục ngay.

2.5.  Hình ảnh hệ thống

 

                                                                                                                    MẶT BẰNG BỐ TRÍ TẤM PIN SHOWROOM

 

2.6. Bảng đánh giá hiệu suất sau khi đưa vào vận hành

Giảm phát thải CO₂: 37,77 tấn Than tiêu chuẩn tiết kiệm:15,3 tấn Cây tương đương: 2.062 Cây

B.HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PCCC

  • Công tác PCCC là công tác vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của bất kỳ một cơ quan, đoàn thể hoặc bất kỳ một công ty doanh nghiệp nào. Ngoài ra công tác PCCC còn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo các đơn vị đến tính mạng của Cán bộ – công nhân viên, quan khách đến liên hệ công tác và tài sản của nhà nước, của đơn vị mình. Đồng thời cũng nói lên được trách nhiệm đối với tình hình An ninh trật tự cũng như tình hình phát triển chung tại địa bàn nơi đơn vị mình trú đóng.
  • Công tác PCCC được chia làm hai mảng nhưng gắn liền với nhau đó là Phòng cháy và Chữa cháy:

+ Phòng cháy: Mọi hoạt động, phương pháp, biện pháp và trang thiết bị phục vụ việc làm giảm nguy cơ trực tiếp dẫn đến cháy. Đồng thời phát hiện sự cố cháy kịp thời, hiệu quả làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

+ Chữa cháy: mọi hoạt động, phương pháp, biện pháp và trang thiết bị phục vụ công tác chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi có sự cố cháy xảy ra.

  • Trong công tác PCCC, đặc biệt quan trọng là việc phát hiện cháy kịp thời và dập tắt đám cháy ngay từ lúc mới phát sinh không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.
  • Hệ thống báo cháy tự động: Là hệ thống an toàn nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu phát sinh đám cháy và báo động toàn bộ khu vực, giúp cho đơn vị biết để tổ chức cứu chữa, thoát nạn, di chuyển tài sản và báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến cứu chữa.
  • Hệ thống chữa cháy: là hệ thống cung cấp nước chữa cháy, nhằm dập tắt đám cháy kịp thời trong lúc đám cháy mới phát sinh và lực lượng PCCC chuyên nghiệp chưa đến kịp. Đây là hệ thống dùng cho việc chữa cháy ban đầu, do đội PCCC của cơ sở sử dụng để dập tắt đám cháy làm giảm tối đa thiệt hại do cháy gây
  • Từ đó thể hiện rằng việc đầu tư về con người như: Thành lập đội chữa cháy tại chỗ của đơn vị, tập huấn về công tác PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ, nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hiện tốt các quy định về an toàn PCCC và trang bị các phương tiện phục vụ công tác Phòng cháy và chữa cháy là rất cần thiết.

 

II.ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH

1. Căn cứ

  • Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Nghị định 72/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
  • Thông tư 174/2021/TT-BQP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng;
  • Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 về Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng;
  • Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Nghị định 136/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
  • Các Luật và các quy định hiện hành khác của Việt Nam có liên

2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiến trúc

  • QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
  • QCXDVN 05:2008/BXD: Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe;
  • QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
  • QCVN 03:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;
  • QCVN 16:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;
  • QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
  • TCXD 29:1991: Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng;
  • TCVN 4319: 2012 Nhà và công trình công cộng – nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

3. Vị trí khu đất và chi tiết các hạng mục chính

  • Khu đất xây dựng thuộc: Lô C13A, Đường Hùng Vương, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
  • Tính chất hoạt động: Cải tạo mái, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (Tổng công suất 27 kWp).
  • Kết cấu công trình: Móng BTCT, cột thép, khung kèo thép, tường gạch, vách tole, mái
  • Chất cháy chủ yếu: trang thiết bị điện tại phòng
  • Phương án thiết kế tận dụng hiệu quả diện tích khu đất, nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi và không gian mở đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn, lấy gió lấy sáng tốt cho công trình.
  • Các vật liệu sử dụng đề cao tính bền vững, dễ bảo trì và hiện đại, tinh giản các chi tiết.
  • Các vật liệu truyền thống như gạch xây, đá,… kết hợp với các vật liệu mang màu sắt hiện đại như kính, sắt sơn tĩnh điện, khung nhôm,…sẽ làm công trình sinh động và hài hòa hơn.
  • Công trình có bố trí bãi đổ xe chữa cháy và mặt đường giao thông nội bộ chi tiết như sau:
  • Mặt đường phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu cần thiết và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình.
  • Toàn bộ chu vi đường nội bộ của công trình là bãi đỗ xe chữa cháy.
  • Không có các kết cấu chặn trên đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy. Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy ngang bằng. Đảm bảo thông thoáng tại mọi thời điểm; khoảng không giữa bãi đỗ xe đảm bảo không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định.
  • Đánh dấu bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy bằng các dải sơn phản quang đảm bảo nhìn thấy vào buổi tối ở cả 2 phía với khoảng cách không quá
  • Tại điểm đầu và cuối của bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50mm, chiều cao từ mặt đường đến điểm thấp nhất của biển báo từ 1,0m – 1,5m và đảm bảo được nhìn thấy vào buổi tối. Không được bố trí cách bãi đỗ, đường cho xe chữa cháy quá 3m, tất cả các phần đường không cách biển báo quá
  • Bãi đỗ xe chữa cháy cách chân công trình 2m.
  • Thang lên mái là các thang chữa cháy loại P1, được làm bằng thép sơn tĩnh điện, đặt ở nơi dễ thấy và cách xa cửa sổ không dưới Chiều rộng thang 0,7m; cung tròn bảo hiểm bán kính 0,35m, tâm của cung tròn cách thang 0,45m; các cung tròn phải đặt cách nhau 0,7m, ở nơi ra mái phải đặt chiếu tới có lan can ít nhất 0,6m.
  • Khu vực trạm Inverter bố trí 01 bảng hướng dẫn, 01 bảng quy trình vận hành, 01 bản sơ đồ đấu nối các tấm pin, 01 bảng sơ đồ đấu nối hệ thống và 01 bộ nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy.
  • Tại khu vực lối đi lên mái bố trí 01 bảng sơ đồ đấu nối hệ thống.
  • Cáp dẫn từ combiner box ra Inverter chạy trong máng cáp 100x200mm được bắt trên tường.
  • Cáp dẫn từ Inverter ra tủ AC được chạy trong ống HDPE trước khi xuống máng cáp dẫn ra mương cáp ngầm.
  • Máng cáp dẫn từ Inverter xuống mương cáp ngầm được bắt lên tường và có giá đỡ là thép L (các giá đỡ cách nhau 700mm).
  • Cáp điện đi từ tấm pin xuống Inverter bằng máng cáp; cáp điện từ Inverter đến trạm điện đi nổi trên cao với cao độ >7m đảm bảo giao thông thông thoáng cho xe chữa cháy; cáp dẫn từ tủ AC ra tủ trạm biến áp được đi âm trong ống
  • Tất cả các thiết bị của hệ thống điện NLMT đều phải được nối tiếp địa đảm bảo, dây dẫn có tiết diện

III.  SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ HỆ THỐNG PCCC

  • Công trình được xây dựng tại: Lô C13A, Đường Hùng Vương, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
  • Đây là một công trình có giá trị lớn, khi có sự cố cháy nổ xảy ra, không những gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người mà còn ảnh hưởng xấu về chính trị vì vậy công tác PCCC phải đặc biệt chú trọng.

IV.  CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN HỆ THỐNG PCCC

  • TCVN 5738 – 2021 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu lắp đặt;
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254:1989 an toàn chữa cháy – Yêu cầu Chung;
  • QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chữa cháy cho nhà và công trình;
  • TCVN 2622:1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình;
  • TCVN 7336:2021: Phòng cháy và chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
  • TCVN 6160:1996: Phòng cháy, chữa cháy – nhà cao tầng;
  • TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt;
  • TCVN 3890:2021: Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí;
  • TCVN 13456:2022: Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt

V. BÌNH CHỮA CHÁY

  • Công trình được trang bị một số bình chữa cháy bằng CO2 MT5 – 5kg và bình bột khô ABC MFZ8 – 8kg. Các loại bình này được trang bị bố trí theo bản thiết kế, mật độ thiết kế 50m² /bình. (Điều 1 – TCVN 3890:2023).
  • Phương tiện chữa cháy ban đầu trang bị tại khu vực phòng Inverter: Tổng cộng: 02 bình bột ABC 8kg, 02 bình CO2 5kg (trong đó: dự trữ 01 bình bột ABC 8kg); 03 quả cầu chữa cháy tự động bột ABC 06kg (trong đó: dự trữ 01 quả cầu chữa cháy tự động bột ABC 6kg).
  • Quả cầu chữa cháy tự động được lắp đặt cách nhau 2m, nhiệt độ tác động đầu phun là 68ºC, phạm vi phun 1m, hiệu quả phun

VI. HỆ THỐNG BÁO CHÁY

  • Hệ thống báo cháy tự động tuân theo các tiêu chuẩn sau:

+ TCVN 7336:2021: Phòng cháy và chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

+ TCVN 4756:1986 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

+ TCVN 4576:1986- IEC 228:1978 Ruột dẫn của cáp cách điện.

  • Hệ thống khi lắp đặt phải tuân thủ các nội dung thoả thuận cấp phép và các yêu cầu của nhà chức trách.
  • Kiểm tra và phê chuẩn cuối cùng bởi cơ quan PCCC địa phương và nhà tư vấn/ Ban quản lý dự án trước khi đưa vào sử dụng…
  • Một số kích thước và vật liệu không thể chỉ định đầy đủ trong bản vẽ sẽ được đơn vị thiết kế chỉ định trực tiếp tại công trường.
  • Mọi sự thay đổi hoặc phát sinh khi thi công phải thông qua ĐVKT để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Trung tâm báo cháy tự động phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.
  • Hệ thống báo cháy kết nối zone 01 của trung tâm báo cháy loại 04 vùng kiểm soát được lắp đặt tại phòng Inverter vào trung tâm báo cháy hiện hữu của Điện áp sử dụng nguồn điện 1 pha 220V có nguồn dự phòng ác quy khô 24 VDC loại 4AH – 7AH thời gian lưu điện cho các thiết bị làm việc ở chế độ thường trực là 24 giờ và báo động lớn hơn 01 giờ. Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt đường dây nối đất.
  • Dây tín hiệu từ đầu báo khói đi đến trục chính loại dây 2 ruột (2Cx0.75mm²) dây tín hiệu, tất cả được luồn trong ống PVC
  • Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy và các thiết bị báo cháy khác truyền về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.
  • Trung tâm của hệ thống báo cháy tự động phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220V xoay chiều và một nguồn là ắc quy dự phòng.
  • Khi sử dụng ắc quy làm nguồn điện, ắc quy phải được nạp điện tự động.
  • Tiết diện lõi đồng của cáp và dây tín hiệu phải được xác định dựa trên độ sụt áp cho phép của hệ thống báo cháy tự động nhưng không nhỏ hơn 0,75 mm2 (tương đương với lõi đồng có đường kính 1 mm) đối với đường cáp trục chính. Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại không được nhỏ hơn 0,75 mm2. Tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,5 mm2. Cho phép dùng cáp nhiều dây trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây không được nhỏ hơn 0,5
  • Tổng điện trở của đường dây tín hiệu trên mỗi kênh báo cháy không được lớn 100 Ω và không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.
  • Cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi, dây tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống báo cháy tự động dùng để kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động là loại chịu nhiệt cao (cáp, dây tín hiệu chống cháy có thời gian chịu lửa 30 min). Cho phép sử dụng cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi là loại cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30

* Số lượng: 02 đầu báo khói, 01 nút nhấn khẩn cấp, 01 còi báo cháy và 01 đèn chỉ thị.

+ Đầu báo khói được lắp đặt sát trần đảm bảo hoạt động khi phát hiện khói từ đám cháy, khoảng cách giữa 2 đầu báo khói không lớn hơn 9m, cách tường không quá 4,5m.

VII. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP HIỆN HỮU

1. Các tiêu chuẩn quy định:

  • Hệ thống chống sét được thiết kế theo tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn nghành 20TCN 46-84: chống sét cho nhà và công trình xây dựng.

+ Việc tính toán thiết kế hệ thống chống sét căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 9385: 2012.

  • Vai trò của hệ thống chống sét trực tiếp:

– Hệ thống chống sét trực tiếp được lắp đặt trong tòa nhà nhằm làm giải phóng điện tích dẫn sét, ngăn chặn không cho tai nạn về sét xảy ra.

  • Diễn giải thiết kế hệ thống chống sét:
  • Hiện tượng tự nhiên khi các đám mây mang điện tích tới sẽ hình thành các đường dẫn sét về phía mặt đất.
  • Đầu kim thu sét tạo nên một sự sai biệt về điện thế giữa đầu kim và đám mây, từ đó tạo ra một đường dẫn tia tiên đạo phát xạ sớm từ đám mây hướng thẳng trực tiếp vào đầu kim mà không đánh vào những vùng khác.

2. Hệ thống chống sét gồm các thiết bị chính như sau:

  • Đầu kim thu sét
  • Hộp kiểm tra điện trở đất
  • Cọc tiếp địa bọc đồng D16, 4m.
  • Cáp đồng trần 50mm2.
  • Ống PVC D16 bảo vệ cáp đồng trần.
  • Phụ kiện hoàn chỉnh hệ thống

3. Hệ thống chống sét phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Thiết bị thu lôi chống sét
  • Loại kim thu sét có độ nhạy cao phóng điện tích tiên đạo ở điện thế thấp có cấu tạo hình học đặc biệt và sử dụng các loại vật liệu có độ dẫn điện cao, chúng có khả năng phóng điện tích sớm khi xuất hiện trường điện thế do đám mây tích điện tạo ra so với mặt đất ta tạm gọi là hiện tượng phóng tia tiên đạo, và như vậy sẽ phần nào hạn chế được sự tăng cao của trường điện thế và hạn chế năng lượng phóng sét.
  • Trong trường hợp sét xảy ra thì đường dẫn đã được tạo ra bởi tia tiên đạo sẽ thu hút luồng sét đánh đúng vào thiết bị thu lôi này và dẫn năng lượng sét giải tỏa vào trong đất.
  • Cáp đồng trần 50mm²:
  • Cáp thoát sét đồng trần 50mm² được sử dụng để kết nối từ thiết bị đầu kim thu sét xuống bãi tiếp địa chống sét. Cáp đồng trần sử dụng cáp đồng trần ≥ 50mm² bọc trong ống nhựa bảo vệ để dẫn dòng sét xuống bãi tiếp địa.
  • Hệ thống tiếp đất:
  • Bãi cọc tiếp địa được thi công đặt cách phòng Inverter
  • Cọc tiếp đất là cọc bọc đồng có kích thước D16; dài 2,4m chôn sâu 15-20m. các cọc nối với đầu kim thu sét bằng cáp đồng trần 50mm² và ốc siết cáp.
  • Để đảm bảo viêc thu sét và giải toả năng lượng sét được tốt ta can phải có hệ thống tiếp địa tốt, trị số điện trở đất càng đạt đến giá trị càng thấp càng tốt, ở đây ta thiết kế lắp đặt điện trở đất <4 Ohm theo tiêu chuẩn 20TCN 46-84. nếu điện trở không đạt như trị số trên thì phải đóng thêm cọc tiếp đất và dùng thêm hóa chất làm giảm điện trở đất cho đến khi đạt yêu cầu.
  • Dây trần nối đất sẽ được dùng cho lưới nối đất và được xem như cọc tiếp địa nằm
  • Tất cả điểm nối dưới đất giữa dây nối đất sẽ sử dụng loại hàn hóa nhiệt, tất cả điểm nối trên mặt đất giữa dây nối đất sẽ được sử dụng kẹp “C”, đầu dây nối đất với thiết bị điện sẽ sử dụng tai tiếp địa.
  • Thanh tiếp địa tráng thiếc kích thước 50mm x 6mm, 10 lỗ đường kính 12mm sẽ được lắp đặt tại tủ phân phối

 

  • Lớp giáp của cáp sẽ được nối đất tại hai đầu nếu không có ghi chú cụ thể.
  • Giá đỡ tấm pin mặt trời sẽ được nối đất mỗi nhóm 2 khung pin, dây nối đẳng thế giữa hai khung pin mặt trời sẽ là 2×50 mm².
  • Kẹp giữa tấm pin mặt trời sẽ được xem là dây nối đẳng thế.
  • Dây PE Inverter sẽ nối vào khung pin mà Inverter đó lắp vào.
5/5 - (307 bình chọn)

Vui lòng đăng nhập để đánh giá!

Chat Nhận Giá Tốt Tháng 5