29 Kinh nghiệm lắp điện mặt trời quý báu cần nắm vững

Giám Đốc Dự Án: 0981.982.979

Kinh nghiệm lắp điện mặt trời là gì

Lắp đặt điện mặt trời đang trở thành xu hướng thịnh hành nhất hiện nay. Việc sử dụng năng lượng tái tạo sạch và miễn phí này giúp ta tiết kiệm đáng kể tiền điện. Đồng thời còn mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống hiện đại của chúng ta. Do đó không có lý do nào lại khiến ta không sở hữu cho riêng mình một hệ thống điện mặt trời tiện nghi. Trong đó thì quá trình thi công lắp đặt là khâu tất yếu nên trong bài này ta sẽ cùng tìm hiểu các kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời áp mái đáng chú ý nhất.

Kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời là những trải nghiệm, tri thức hay sự thông thạo về quá trình lắp đặt điện mặt trời thu được thông qua tham gia thi công hay tiếp xúc trực tiếp với quá trình này. 

Kinh nghiệm lắp điện mặt trời là gì
29 Kinh nghiệm lắp điện mặt trời

Lợi ích khi nắm vững các Kinh nghiệm lắp điện mặt trời

  1. Nắm vững những việc cần làm, các thứ cần chuẩn bị
  2. Nắm được quy trình cần thực hiện và tuân thủ theo
  3. Nắm được những điều cần lưu ý chú ý trong khi lắp đặt
  4. Nắm được cách xử lý các tình huống đặc biệt
  5. Dự đoán được kết quả, sự cố phát sinh để kịp thời sửa chữa
  6. Giúp đảm bảo tiến độ dự án

Xem thêm: có nên lắp điện mặt trời không?

Lợi ích khi nắm vững các Kinh nghiệm lắp điện mặt trời
Lắp điện mặt trời áp mái tận dụng không gian còn trống sinh lợi nhuận

Khi nào cần áp dụng các Kinh nghiệm lắp điện mặt trời

1. Khi nào nên lắp đặt điện mặt trời

  • Khi đủ vốn

Để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cần đầu tư một khoản vốn ban đầu tương đối nhiều tiền. Tuy nhiên theo thời gian thì lợi ích mà hệ thống mang lại vượt qua chi phí rất nhanh. Sau vài năm có thể thu hồi vốn và dùng điện miễn phí trong vài chục năm. Cho nên khi có nguồn vốn (tự có hoặc đi vay) ta rất nên cân nhắc sở hữu cho riêng mình một hệ thống điện mặt trời.

Hồ Sơ Năng Lực Thi Công

  • Khi xây dựng công trình có thể khảo sát thiết kế luôn

Việc kết hợp xây dựng công trình lẫn khảo sát thiết kế trước thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời là cần thiết. Bởi nó giúp ta giảm thiểu được chi phí thiết kế, không tốn tiền cải tạo lại công trình. Quan trọng hơn ta có thể lựa chọn được vị trí, góc độ thích hợp nhất cho hệ thống tấm pin.

  • Khi công trình đã có mặt bằng dư thừa

Đây là yêu cầu tất yếu bởi để lắp đặt điện mặt trời ta cần có khoảng diện tích dư ra, có thể đón trực tiếp ánh sáng mặt trời. Nếu công trình của ta có các khoảng không gian thuận lợi như vậy thì hãy để chúng sinh lời tự động cho ta.

  • Khi muốn cắt giảm chi phí điện

Như đã kể trên, sau vài năm hoàn vốn thì ta hoàn toàn có thể sử dụng dòng điện miễn phí trong vài chục năm. Và tất nhiên ta không còn phải chịu áp lực từ các hóa đơn điện lũy tiến hàng tháng nữa.

  • Khi muốn chủ động trong quản lý năng lượng

Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động quản lý năng lượng cho đơn vị, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,… Nhờ vào hệ thống điện mặt trời kết hợp và hệ thống điện mặt trời độc lập. Bởi vì khi lắp đặt hai hệ thống điện mặt trời này sẽ không còn bị phụ thuộc vào lưới điện quốc gia. Nên dù lưới điện có bị ngắt, mất điện thì hệ thống lẫn công việc sản xuất, kinh doanh vẫn hoạt động bình thường.

2. Bật mí kinh nghiệm lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình

Chỉ tốn tầm 15 – 30 mét vuông ta đã có thể lắp đặt một hệ thống điện mặt trời công suất nhỏ. Với công suất 2kW đến 3kW sẽ rất thích hợp với các hộ gia đình có hóa đơn điện hàng tháng tầm 1 triệu đến 2 triệu đồng.

  • Phù hợp với những hộ gia đình sử dụng nhiều điện vào ban ngày

Đối với những hộ gia đình đông người thì lượng điện tiêu thụ giữa trưa, ban ngày đặc biệt là ngày hè là rất nhiều. Tốn kém nhất có lẽ là hệ thống điều hòa lẫn tủ lạnh,…tuy nhiên sau khi lắp đặt điện mặt trời thì ta đã có thể sử dụng dòng điện miễn phí bù trừ cho hóa đơn điện rồi.

  • Phù hợp với những gia đình ở vùng có lượng nắng nhiều

Sẽ cực kỳ đáng tiếc nếu gia đình ta ở khu vực có lượng nắng nhiều mà lại không lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo miễn phí và sẵn có này giúp ta giảm thiểu chi phí hàng tháng rất nhiều.

Khi nào cần áp dụng các Kinh nghiệm lắp điện mặt trời
Lắp điện mặt trời áp mái cho ngôi nhà của mình.

3. Khi chọn thiết bị lắp đặt điện mặt trời

  • Chọn pin mặt trời ta cần nắm được đặc tính của 03 loại pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay. Chúng gồm: pin đơn tinh thể, pin đa tinh thể và pin công nghệ mới mỏng hoặc uốn dẻo được. Căn cứ vào ngân sách, nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt, kỹ thuật lắp đặt để chọn loại pin phù hợp. Ta có một số hãng tấm pin năng lượng mặt trời tốt trên thị trường như là:
    • Tấm pin năng lượng mặt trời AE Solar.
    • Tấm pin năng lượng mặt trời Canadian Solar.
    • Tấm pin năng lượng mặt trời Hanwha Q Cells.
    • Tấm pin năng lượng mặt trời JA Solar
    • Tấm pin năng lượng mặt trời Jinko Solar.
    • Tấm pin năng lượng mặt trời Trina Solar.
  • Chọn biến tần inverter, nên chọn sản phẩm của các hãng sản xuất uy tín, đầy đủ giấy tờ bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Chúng ta có một số hãng sản xuất biến tần inverter uy tín được nhiều người sử dụng như là:
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời ABB.
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời Fronius.
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời Growatt.
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời Huawei.
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời INVT IMARS.
    • Bộ Inverter hòa lưới điện mặt trời SMA
  • Chọn vị trí, nơi lắp đặt pin năng lượng mặt trời cùng các phần tử hệ thống khác cần nắm vững cách thức cũng như đo đạc chính xác để có bản thiết kế chi tiết. Từ đó ta sẽ lắp đặt theo bảng thiết kế để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống điện mặt trời.
Khi nào cần áp dụng các Kinh nghiệm lắp điện mặt trời
Bộ hòa lưới Inverter ABB Three phase TRIO-5.8/7.5/8.5-TL-OUTD

4. Các lưu ý khác

  • Khi vận chuyển thiết bị, vật tư điện mặt trời cần đóng kiện pallet, lót đỡ chắc chắn. Hạn chế tối đa va đập, móp méo, xước sát trên tấm pin cũng như inverter.
  • Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ để lắp đặt chống sét cho hệ thống.
  • Khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN cần làm hợp đồng đầy đủ, ghi rõ thông tin.
  • Chọn công ty thi công lắp đặt điện mặt trời cần chú ý chọn công ty uy tín, có kinh nghiệm lắp năng lượng mặt trời từng làm nhiều công trình lẫn đội ngũ chuyên gia, nhân sự có chuyên môn, thành thạo.

Kinh nghiệm lắp điện mặt trời như thế nào

Dưới đây chúng ta sẽ được bật mí những kinh nghiệm trong quá trình lắp đặt điện mặt trời cần nắm vững. 

10 nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời

  1. Làm khảo sát nhà ở, công ty, xưởng,… về chất lượng điện năng, dây tải điện, trạm biến áp.
  2. Lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư thiết bị uy tín trên thị trường. Nên dùng hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, có bảo hành, có giấy tờ đầy đủ.
  3. Lựa chọn đơn vị thi công lắp đặt uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ.
  4. Nếu tự lắp cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức chuyên ngành điện mặt trời.
  5. Nên lập ra các phương án lắp đặt tấm pin và chọn phương án cho hiệu suất tốt nhất.
  6. Chọn vị trí lắp đặt bộ Inverter cần tuân theo yêu cầu, hướng dẫn của nhà sản xuất.
  7. Lắp đặt bảo vệ tủ điện đúng quy cách và đảm bảo an toàn, chú ý chống sét.
  8. Bọc băng dán kín các đầu nối, bấm đầu cos chỉn chu trước khi vận hành.
  9. Hoàn thiện hệ thống tiếp đất an toàn.
  10. Cần có kế hoạch bảo trì và vệ sinh hệ thống định kỳ.
Kinh nghiệm lắp điện mặt trời như thế nào
Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện mặt trời.

Quy trình lắp đặt điện mặt trời

1. Các thiết bị cần có khi lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời

  • Chuẩn bị 5 bộ phận chính được liệt kê trong bản thiết kế: hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần inverter, bộ giám sát điều khiển, tủ điều khiển, đồng hồ 2 chiều từ điện lực. 

Chú ý: Nên lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị điện mặt trời chính hãng, uy tín đầy đủ giấy tờ và bảo hành. Để sở hữu một hệ thống điện mặt trời ưng ý nhất, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Việt Nam Solar để được tư vấn lắp điện mặt trời, hướng dẫn chu đáo và đầy đủ nhất.

  • Chuẩn bị bộ khung giàn đỡ hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Chuẩn bị phụ kiện lắp đặt pin năng lượng mặt trời
  • Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt chuyên biệt và dụng cụ phổ thông cần thiết.
  • Vận chuyển đảm bảo đến chân công trình cần lắp đặt. Kiểm kê các thiết bị được cung ứng đều phải ở trạng thái nguyên bản, không vỡ, không đứt, gãy và đầy đủ.

Chú ý: Quá trình thi công điện mặt trời đòi hỏi kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Khách hàng thay vì tự lắp đặt sẽ gặp phải những phiền toái thì tốt nhất nên lựa chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín và chất lượng. Nhờ vậy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn sở hữu được một hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, hoạt động ổn định.

2. Căn hướng và góc theo bản thiết kế

Trước khi lắp đặt, chuyên viên thi công sẽ xác nhận địa hình, vị trí, hướng và góc nghiêng theo bản thiết kế với địa hình thực tế một lần nữa. Sau khi xác định vị trí lắp đặt từng bộ phận sẽ bắt tay vào thi công.

3. Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời

Trong bước này cần đối chiếu bản thiết kế cũng như hiện trạng khu vực lắp đặt, sau khi công tác chuẩn bị xong xuôi thì có thể bắt tay vào thi công.

  • Bước 1. Lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời 

Chú ý khi lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời: Chú ý khoảng cách tối thiểu giữa tấm pin và mái là 10 cm. Khoảng cách tối thiểu giữa các tấm module là 1 cm.

  • Bước 2. Cố định tấm pin với khung bằng các linh kiện phụ kiện lắp đặt pin mặt trời chuyên biệt.
  • Bước 3. Lắp ráp thành khối vững chắc, đảm bảo chịu được nắng, gió, bão và ngoại lực tác động.
  • Bước 4. Lắp đặt hệ thống giám sát, hệ thống biến tần inverter, tủ điều khiển và công tơ 2 chiều.

Xem thêm: kinh nghiệm lắp pin năng lượng mặt trời.

4. Đấu đường dây

Đây là giai đoạn cuối cùng trong lắp đặt điện mặt trời, kết nối các tấm pin với nhau bằng hệ thống đường dây điện. 

  • Bước 1. Đấu các mối dây
  • Bước 2. Liên kết đường dây với hệ thống chuyển đổi điện năng hoặc hệ thống lưu trữ nếu có.
  • Bước 3. Kiểm tra điện áp từng tấm pin mặt trời trước khi đấu song song.

Chú ý: Nên lắp đặt vào những ngày nắng ấm, không mưa, độ ẩm thấp. Trước khi lắp đặt cần làm sạch và khô các mối dây điện

5. Nghiệm thu và bàn giao

  • Tiến hành kiểm tra một lượt, đảm bảo không có sự cố hay sai lầm
  • Vận hành thử và theo dõi
  • Bàn giao và đưa vào hoạt động

Xem thêm: kinh nghiệm lắp điện mặt trời áp mái. 

Quy trình lắp đặt điện mặt trời
Đo đạc và kiểm tra trong quá trình thi công lắp đặt.

Các điều cần chú ý khi lắp đặt điện mặt trời

1. Trước tiên ta cần đảm bảo mái nhà nơi lắp các tấm pin mặt trời phải đủ chắc chắn. Như vậy thì mái nhà mới có khả năng đỡ trọng lượng của các tấm pin này. So với lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mặt đất thì lắp trên mái nhà sẽ phải tốn thêm chi phí bảo trì, sửa chữa hệ thống khung mái. Tuy nhiên do tính thuận tiện và căn cứ vào không gian dư thừa có thể sử dụng ta vẫn thường ưu tiên lắp trên mái nhà hơn.

2. Cần đo kích thước chính xác khoảng không gian có sẵn, có thể sử dụng để lắp đặt hệ thống tấm pin. Như vậy ta mới có thể chắc chắn số lượng, kích thước và trọng lượng các tấm pin phù hợp. 

Chú ý: Khi lắp đặt các tấm pin mặt trời, ta nên cân nhắc xem xét nên để chừa ra một khoảng không gian đáng kể để có thể bổ sung thêm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời trong tương lai.

3. Hướng lắp đặt các tấm pin mặt trời lý tưởng nhất trên mái nhà là chọn hướng về phía mặt trời mọc. Cần đảm bảo rằng mái nhà không bị che bóng bởi ngôi nhà, tòa nhà, cây cối khác,…

Chú ý: Chỉ cần một tấm pin mặt trời bị bóng râm che bóng có thể khiến cả hệ thống điện mặt trời giảm hiệu suất, thậm chí ngừng hoạt động trong những tình huống đặc biệt. Đồng thời cần đảm bảo rằng nếu thời tiết thay đổi, mùa thay đổi thì cũng không xuất hiện bóng râm trong tương lai.

Chú ý: Các tấm pin mặt trời cách mái nhà không quá 30cm, cách mái hiên 40cm. 

4. Trước khi lắp các tấm pin, ta cần lắp đặt hệ thống khung và đường ray trên mái bằng. Các đơn vị cung ứng thiết bị điện mặt trời sẽ cung cấp chúng cho ta. Các giá đỡ và đường ray này cần gắn chặt vào xà nhà, cột kèo ngôi nhà. Các khung này cần được lắp đặt độ dốc chính xác và hợp lý theo bản thiết kế sao cho định vị được các tấm pin có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ta có loại hệ thống đường ray cho phép định vị và điều khiển các tấm pin xoay theo các góc độ mà ta muốn. Quan trọng nhất là ta cần giữ các tấm pin ở cùng một góc và độ cao hợp lý để tạo ra dòng điện điện áp giống nhau. Khi gắn giá đỡ và lắp đường ray cần dùng keo dán nơi mối khoan để chắc chắn không để nước mưa rò rỉ qua các lỗ trên mái nhà của ta. 

Chú ý: Hãy thực hiện theo các hướng dẫn được đi kèm sản phẩm, thiết bị, hệ thống đường ray của nhà sản xuất.

5. Tiếp theo, ta gắn các tấm pin mặt trời bằng cách treo chúng lên mái nhà, đặt nhẹ nhàng lên giá đỡ hoặc hệ thống đường ray. Gắn cố định chúng vào giá đỡ. 

Chú ý: Cần cố định chắc chắn các tấm pin không được để trượt khỏi mái nhà vì mỗi tấm pin có khối lượng tương đối nặng, dễ gây tai nạn nếu lắp đặt không chắc chắn.

6. Sau khi hoàn tất các bước lắp đặt tấm pin mặt trời, chắc chắn cố định chúng một cách vững bền. Tới đây ta cần kết nối chúng với nhau để có thể sản xuất điện.

Chú ý: Đảm bảo các dây dẫn cần được cách điện và chống thấm. Để tránh điện giật ta cũng cần kết nối dây tiếp đất.

7. Khi hoàn thành hết công tác kết nối, căn chỉnh đúng vị trí: ống dẫn phải để chạy dưới các tấm pin, nối tới hộp nối xuống bên hông nhà và các thành phần trong hệ thống quang điện.

8. Tới đây ta bắt đầu cài đặt tất cả các thành phần quang điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nhưng chưa được kết nối chúng vội). Cài đặt biến tần, các thành phần khác trong nhà hoặc công trình kiến trúc. Đảm bảo chúng được lắp ở các khu vực khô ráo, thông thoáng và không gian không quá nóng, quá lạnh. Điều này đối với bình dự trữ điện của ta rất quan trọng.

9. Bước tiếp theo khi cài đặt PV là chạy nguồn điện từ biến tần vào công tắc nguồn AC và các thành phần trong hệ thống khác. Để thực hiện, trước tiên ta cần tắt cầu dao chính và ngắt nguồn điện của tất cả các nguồn AC lẫn DC.

10. Tiếp theo kết nối biến tần với hộp điều khiển AC. Kết nối các dây trong hệ thống điện với công tắc DC và các thành phần chính khác trong khi vẫn ngắt kết nối công tắc DC. Tiếp theo mới kết nối hộp điều khiển DC tới biến tần.

Sau khi thực hiện các kỹ thuật trên và đảm bảo hệ thống an toàn thì ta có thể nhà thợ điện chuyên nghiệp kiểm tra hệ thống điện một lần nữa. 

Chú ý: Khi đi dây xuyên tường ta cần sử dụng ống luồn dây điện để bảo vệ chống điện giật và đoản mạch. Đối với hệ thống dây ngoài trời cần dùng ống dẫn PV ngoài dây dẫn, sử dụng phụ kiện chống nước hoặc dùng ống bịt kín để ngăn nước xâm nhập.

Chú ý: Ta nên làm thêm một công tắc phụ nhỏ bên cách hộp điều khiển chính để có thể đóng ngắt mạch điện dễ dàng và thuận tiện khi cần gấp. Đây là một trong những quy tắc an toàn phổ biến và thường đường yêu cầu khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Chú ý: Cầu dao được sử dụng cho nguồn cấp năng lượng mặt trời không được vượt quá 20% khả năng chịu tải của cầu dao AC. 

Trên đây là các kỹ thuật lắp đặt điện mặt trời chung và tổng quát. Tuy nhiên căn cứ vào từng kiến trúc công trình, quy mô mà ta cần đi sâu vào từng kỹ thuật lắp đặt riêng, cần kinh nghiệm lắp hệ thống điện mặt trời cho từng trường hợp cụ thể. Để được tư vấn nhanh nhất, khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar nhé.

Các điều cần chú ý khi lắp đặt điện mặt trời
Cần chú ý nhẹ tay khi lắp đặt tấm pin điện mặt trời.

Địa chỉ lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp và uy tín ở đâu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các đơn vị thi công điện mặt trời khác nhau. Tuy nhiên một trong những địa chỉ cung ứng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín nhất tại Việt Nam là Việt Nam Solar. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ bởi:

1. Quy trình tiếp nhận và thi công điện mặt trời chu đáo 

  • Bước 1. Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng
  • Bước 2. Khảo sát và tư vấn lắp đặt
  • Bước 3. Thiết kế chi tiết bằng bảng vẽ kỹ thuật, thiết lập dự toán
  • Bước 4. Ký hợp đồng
  • Bước 5. Thi công và lắp đặt
  • Bước 6. Bảo trì, bảo hành.

2. Đảm bảo hàng chính hãng

Việt Nam Solar cung ứng các sản phẩm thuộc hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín. Các sản phẩm có giấy tờ đầy đủ, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. 

3. Chính sách bảo hành rõ ràng

Căn cứ vào mỗi hãng sản xuất hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có chính sách bảo hành riêng, rõ ràng chi tiết tới quý khách. Để nhận thông tin chi tiết nhanh nhất vui lòng liên hệ Việt Nam Solar.

4. Giá tốt nhất thị trường

Cung ứng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, độc lập và kết hợp với giá ưu đãi nhất cùng chất lượng tốt nhất trên thị trường với bảo hành dài hạn. Đây là cam kết về chất lượng và độ bền của các sản phẩm mà công ty năng lượng mặt trời Việt Nam Solar cung cấp cho khách hàng. Đồng thời Việt Nam Solar luôn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cũng như cung cấp các dịch vụ vệ sinh, bảo trì với chi phí tối ưu nhất.

5. Thi công lắp đặt chuyên nghiệp

Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như thi công lắp đặt trọn góichuyên nghiệp. Giúp cho thời gian lắp đặt nhanh nhất cùng chi phí tiết kiệm nhất. Khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar để nhận báo giá chi tiết.

Địa chỉ lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp và uy tín ở đâu
Lắp điện áp mái cho doanh nghiệp.

Chú ý: Việt Nam Solar sẽ luôn có chương trình khuyến mãi đặc biệt với các gói giá đặc biệt dành riêng cho bạn. Để nhận được thông báo giá cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được bảng giá chi tiết nhất.

Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm mua và sử dụng, Việt Nam Solar hân hạnh đồng hành theo quý khách cùng năm tháng.

Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Điện Năng Lượng Mặt Trời
5/5 - (223 bình chọn)

Vui lòng đăng nhập để đánh giá!

Chat Nhận Giá Tốt Tháng 5